29/11/2023
Lực ép cọc bê tông là lực tác động để cọc đi sâu vào đất nền, đạt độ sâu như bản thiết kế. Giá trị lực ép này phụ thuộc vào khả năng chịu tải của cọc và nằm trong khoảng giới nhất định (Pmin và Pmax).
Pmin là lực ép nhỏ nhất để đưa cọc đi vào lòng đất. Pmax là lực ép lớn nhất có thể tác dụng lên đầu cọc. Nếu Pmin quá nhỏ không thể cắm cọc xuống đất. Ngược lại, nếu Pmax quá lớn, vượt quá giới hạn chịu tải của cọc có thể làm vỡ cọc.
Bởi vậy, việc hiểu và nắm rõ cách tính lực ép cọc bê tông có vai trò rất quan trọng. Nó giúp người thi công xác định lực ép phù hợp, tránh tình trạng cọc bị nghiêng, vỡ, không đạt độ sâu tiêu chuẩn. Đồng thời tạo độ bám vững chắc, an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.
Để tính lực ép cọc bê tông, ta thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định khả năng chịu tải của cọc
Công thức tính sức chịu tải của cọc theo vật liệu là:
Pvl = φ(Rb x Fb + Rs x Fs)
Trong đó:
Bước 2: Tính lực ép cọc bê tông
2Ptk ≤ Pép ≤ Pvl
Nếu sử dụng phương pháp ép tải thì lực ép (Pép) bằng tổng khối lượng tải trọng chất lên dàn máy. Ngược lại, nếu sử dụng máy ép thì cần chú ý đến áp suất hiển thị trên đồng hồ và dùng bảng quy đổi áp lực ra tải trọng để xác định thời điểm dừng máy. Tùy theo thông số cấu tạo của từng máy ép mà bảng quy đổi ép cọc bê tông có số liệu khác nhau.
Hiện nay, có 2 bảng quy đổi lực ép cọc bê tông phổ biến trên thị trường, đó là:
- Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông bằng giàn máy Neo:
- Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông bằng giàn máy tải sắt:
Ví dụ 1: Cọc bê tông cốt thép 300x300, mác 250, làm từ thép 418
Ta có:
φ = 0.975
Rb = 1.15 kN/cm2
Fb = 30x30 = 900 cm2
Rs = 28 kN/cm2
Fs = 10.18 cm2
=> Pvl = 0.975 x (1.15 x 900 + 28 x 10.18) = 1287 kN = 128,7 tấn.
Để ép cọc không gãy thì Pvl ≥ 2Ptk
=> 128,7 ≥ 2 x 60 = 120 tấn. (k = 2, thường lấy giá trị trong khoảng từ 1.5 - 2 tùy theo địa chất và loại cọc)
=> Chọn Ptk = 55 tấn
Vậy lực ép cọc dao động trong khoảng từ 110 - 120 tấn. Nếu lực ép lớn hơn 129 tấn có thể làm vỡ cọc.
Ví dụ 2: Cọc bê tông cốt thép vuông 200x200, làm từ thép 4Ø14, Mác 200
Ta có:
φ = 0.975
Rb = 0.85 kN/cm2
Fb = 20 x 20 = 400cm2
Rs = 28 kN/cm2
Fs = 3.14 x 0.7 x 0.7 x 4 = 6.15 cm2
Pvl = 0.975 x (0.85 x 400 + 28 x 6.15) = 50 tấn
Để cọc không bị ép khi gãy thì Pvl ≥ 2Ptk
=> 50 tấn ≥ 2 x 20 = 40 tấn
=> Chọn Ptk = 20 tấn
Vậy lực ép cọc dao động trong khoảng từ 40 - 45 tấn là đạt. Nếu lực ép trên 50 tấn có thể làm vỡ cọc. Nếu dùng máy ép Neo thì áp suất tương đương khoảng từ 160 - 180kg/cm2.
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị thi công ép cọc bê tông. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình, người dùng nên lựa chọn đơn vị uy tín như Xây dựng Thăng Long.
Xây dựng Thăng Long nhận thi công ép cọc bê tông chất lượng, được nhiều chủ đầu tư lựa chọn bởi các lý do sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về cách tính lực ép cọc bê tông. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ cách tính chính xác để hạn chế sai sót không đáng có xảy ra trong quá trình thi công. Chủ đầu tư quan tâm đến dịch vụ ép cọc bê tông của Xây dựng Thăng Long vui lòng liên hệ đến hotline 0974111186 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com
0974111186