Góc chia sẻ - Thông tin hữu ích về cọc nhồi trong xây dựng
30/03/2025
Mục lục bài viết
Cọc nhồi là một trong những phương pháp gia cố nền móng hiệu quả nhất hiện nay. Nó đảm bảo cho chất lượng công trình phía trên được ổn định. Đặc biệt, gia cố nền móng bằng cọc nhồi sử dụng rộng rãi cho nhiều công trình. Chính vì thế các câu hỏi như: Cọc nhồi trong xây dựng có vai trò như thế nào? Ưu điểm của cọc nhồi là gì? Các phân loại cọc khoan nhồi trong xây dựng là gì? luôn nhận được sự quan tâm của các chủ đầu tư. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!
Cọc nhồi trong xây dựng có vai trò như thế nào?
Cọc nhồi trong xây dựng là cọc cốt thép được đúc bằng bê tông tại chỗ trong các hố khoan. Trong xây dựng cọc nhồi có vai trò sau đây:
Cọc khoan nhồi có vai trò gia cố nền đất tại vị trí xây dựng, cùng với đó chúng sẽ thực hiện chức năng liên kết với móng làm cho công trình bên trên được ổn định. Đây được xem là phương pháp hiện đại và tối ưu cho công việc chống đỡ các công trình lớn trên các nền đất xây dựng yếu.
Tại Việt Nam cọc nhồi được xem là giải pháp sử dụng rộng rãi trong thi công các công trình cao tầng. Vì cọc nhồi mang vai trò mang tải trọng cho các công trình nên chất lượng cọc luôn là vấn đề được quan tâm lớn. Nên các khâu như thiết kế, thi công, năng lực nhà thầu, hệ thống thiết bị được kiểm soát chặt chẽ.
Cọc nhồi trong xây dựng có vai trò như thế nào?
Những ưu điểm cọc nhồi trong xây dựng
Trong xây dựng cọc nhồi được xem là giải pháp thi công nền móng với ưu điểm nổi bật sau đây:
Ưu điểm về mặt kết cấu
Căn cứ vào các số liệu khảo sát địa chất, kỹ sư xây dựng có thể xác định được độ sâu của cọc với mức chịu tải của đất nền. Sức chịu tải này tương ứng với vật liệu làm cọc (Pvl≈ Pđn).Phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở cọc nhồi còn cọc đóng, cọc neo, nén tĩnh không làm được.
Cọc nhồi có thể chịu lực cao gấp 1,2 so với các phương pháp khác.
Cọc nhồi có thể được thực ở những lớp đất cứng, có thể tới những lớp mà cọc đóng không thể thực hiện được.
Cọc nhồi có tiết diện và độ sâu thi công lớn hơn so với các cọc đúc sẵn do đó sức chịu tải lớn.
Trong đài cọc thì số lượng cọc ít nên dễ bố trí đài cọc cho công trình.
Đối với công trình xây dựng thì sự chịu tải ngang của cọc nhồi là tương đối lớn. Chính vì thế thi công các cọc nhồi thường sinh chân dung nhỏ hơn cọc đóng.
Thi công cọc nhồi không gây hiện tượng trồi đất ở vị trí lân cận. Đặc biệt không đẩy các cọc có sẵn di chuyển ngang.
Thích hợp cho các địa hình có hang caster.
Cọc nhồi thích hợp thi công các công trình lớn, có tải trọng lớn có vị trí xây dựng là đất hoặc địa tầng phức tạp.
Thi công cọc nhồi không ảnh hưởng đến các công trình liền k. Thích hợp cho các nhà cao tầng tại các khu dân cư đông đúc, nhà liền kề, nhà chen lấn. Thích hợp thi công các địa điểm có diện tích chật hẹp.
Công nghệ thi công tạo ra cọc có khối bê tông liền không chắp vá, cho nên vấn đề chịu lực và độ bền của móng cao.
Đối với công nghệ thi công cọc nhồi đường kính lớn có thể giải quyết các vấn đề móng có độ sâu lớn trong nền đất phức tạp.
Ưu điểm về mặt thi công
Công nghệ thi công này đảm bảo quá trình khoa hố và nhồi bê tông theo phương thẳng đứng, không gây ra hiện tượng xiêng như các phương pháp khác.
Trong xây dựng cọc nhồi sẽ giảm từ 20 -30% chi phí cho vấn đề xây dựng móng.
Độ chính xác của quá trình thi cọc nhồi theo công nghệ thẳng đứng cao hơn so với các cọc khác.
Thi công cọc nhồi sẽ tạo thế chủ động hơn cho các ngành xây dựng như giao thông, cầu lớn, công trình cảng.
Phân loại cọc nhồi trong xây dựng
Cọc nhồi trong xây dựng được phân loại như sau:
Theo hinh dáng của cọc
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ (hay còn gọi là cọc nhồi mini). Thường có đường kính từ 300–600 (mm).
Cọc khoan nhồi đường kính tròn
Cọc nhồi barrette: cọc này thường có dạng hình chữ nhật, chữ l, chữ thập và chữ H. Nó được tạo ra bằng gầu khoan.
Phân loại cọc nhồi trong xây dựng
Phân loại theo cách tạo lỗ khi thi công
Cọc khoan nhồi trong xây dựng được tạo ra theo các phương pháp thi công sau đây:
Tạo lỗ cho cọc bằng thiết bị khoan guồng xoắn hoặc hệ guồng xoắn ( phương pháp này dùng tạo cọc khoan nhồi, tường vây - Diaphragm wall)
Tạo lỗ cọc bằng thiết bị khoan thùng đào.
Tạo lỗ cọc bằng thiết bị đào gầu tròn (tạo cọc nhồi tròn)
Tạo lỗ bằng thiết bị đào gầu dẹt cơ cấu thủy lực
Tạo lỗ bằng máy khoan cọc nhồi kiểu bơm phản tuần hoàn
Tạo lỗ bằng phương pháp xói nước bơm phản tuần hoàn
Tạo lỗ cọc bằng cách đào thủ công.
Tạo lỗ bằng thiết bị khoan giã
Phương pháp khoan thổi rửa. (còn gọi là phương pháp khoan phản tuần hoàn).
Phương pháp khoan dùng ống vách.
Phương pháp khoan gầu trong dung dịch bentonite.
Yêu cầu về cấu tạo của cọc nhồi trong xây dựng
Cọc nhồi được tạo nên từ phương pháp nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu về cấu tạo như sau:
Chiều dài và đường kính của cọc nhồi phải có sự phù hợp với các yêu cầu về tải trọng của công trình và điều kiện của nền đất.
Các cọc nhồi được bố trí với nhau theo khoảng cách từ 2,5 -3,5d.
Bê tông của cọc có cường độ không dưới C15.
Yêu cầu bê tông khi đổ dưới được trên C20.
Khi đào lộ bằng nhân công thì cường độ bê tông dự thành không được nhỏ hơn C15.
Các thép đặt vào thân cọc phải tính toán sao cho phù hợp với các yêu cầu sau đây:
Mật độ thép trong cọc không nhỏ hơn 0,2 -0,4%
Đường kính thép lớn 10mm.
Cốt thép phải đặt xuyên suốt chiều dài cọc và phải được bố trí đều.
Cọc chống nhổ phải được tính toán để đặt thép có chức năng chịu kéo suốt chiều dài hoặc 1 phần của than cọc.
Các đầu nối hàn của cốt thép dọc phải được thiết kế đúng yêu cầu đối với đầu nối chịu kéo.
Đường kính cốt đai từ 6-10mm, khoảng cách từ 200-300mm. Do đó, phải dùng loại cốt đai hàng xoáy ốc.
Cọc chịu lực ngàng thì cốt thép ở đầu phải dày hơn.
Lớp bê tông bảo vệ phải có độ dày lớn hơn 30mm, nếu đổ dưới nước thì phải lớn hơn 50mm.
Công ty TNHH Xử Lý Nền Móng Thăng Long đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong thi công cọc nhồi trong xây dựng. Chúng tôi luôn đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và thi công cọc nhồi. Để nhận đơn giá xây dựng cho các loại cọc bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
Công ty TNHH Xử Lý Nền Móng Thăng Long
Địa chỉ: Số 125 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0974111186
Email: xulynenmongthanglong@gmail.co
Chia sẻ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186 Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang đến cho con người nhiều loại máy móc giúp giải phóng sức lao động và khiến công việc trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Máy khoan cọc nhồi là một trong những phát minh hữu ích được ứng dụng nhiều trong thi công công trình hiện nay. Vậy mũi khoan cọc nhồi giá bao nhiêu, ưu nhược điểm của sản phẩm là gì? Cùng tham khảo các thông tin trong bài viết này bạn nhé.
Cọc khoan nhồi có tên tiếng Anh là bored pile là biện pháp thi công móng cọc áp dụng rộng rãi hiện nay tại mọi công trình có quy mô lớn nhỏ. Quá trình thi công ép cọc khoan nhồi đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cần chọn đúng loại cọc sao cho phù hợp với mục đích của công trình. Công trình của bạn nên sử dụng cọc khoan nhồi D300, cọc khoan nhồi D400, cọc khoan nhồi D800 hay cọc khoan nhồi D1500? Cùng tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé.
Làm cọc nhồi là bước rất quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Cọc nhồi là loại cọc làm móng sâu rất thịnh hành trong nhiều năm trở lại đây với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy các bước làm cọc như thế nào, ưu nhược điểm ra sao?
Quy trình thi công khoan cọc nhồi trên sông được tiến hành như thế nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi muốn thi công công trình của mình. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu.
Khoan cọc nhồi khô là biện pháp thi công cọc nhồi khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong trường hợp đất đá ở trên mực nước. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và các biện pháp thi công và những sự cố có thể xảy ra khi khoan cọc nhồi. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Khoan cọc nhồi gặp đá là một trong những tình huống thường gặp khi khoan cọc. Ngoài ra, trong quá trình khoan còn có thể gặp nhiều sự cố không mong muốn khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách xử lý các sự cố này trong bài viết dưới đây bạn nhé.