Hướng dẫn quy trình thi công khoan cọc nhồi trên sông

21/03/2025

Mục lục bài viết

    Công nghệ sử dụng cọc nhồi để gia cố nền móng có nhiều ưu điểm so với các loại cọc khác nên được sử dụng rất nhiều hiện nay. Các loại cọc nhồi được sử dụng đa dạng ở nhiều vị trí địa chất khác nhau. Nó được ứng dụng để thi cho các công trình nhà cao tầng, nhà liền kề, đặc biệt là công trình ở dưới nước như chân cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ về quy trình thi công  khoan cọc nhồi trên sông.

    Công tác chuẩn bị trước khi thi công khoan cọc nhồi trên sông 

    Trước khi thi công các cọc nhồi trên sông cần thực hiện các biện pháp chuẩn bị thật tốt để đảm bảo độ an toàn cho công nhân vận hành. Công tác chuẩn bị cần được tiến hành kiểm tra theo biên bản rõ ràng.

    • Cần hiểu rõ các điều kiện thủy văn, địa chất, các đặc tính cơ lý tại vị trí cần khoan.
    • Tìm hiểu các chướng ngại vật có thể ảnh hưởng đến tìm các biện pháp để loại bỏ trước khi bước vào khoan.
    • Chuẩn bị các vật liệu chính cho các công việc khoan như vật tư, chứng chỉ về chất lượng đặc biệt là kết quả sau khi kiểm định.
    • Tiến hành thi công lưới trắc đạc bằng máy toàn đạc để định vị tọa độ cần khoan.
    • Tiến hành thi công các công trình phụ trợ.
    • Chuẩn bị các sà lan để vận chuyển và là điểm tựa cho các máy khoan trên sông. 
    • Tiến hành thành lập các biên bản nghiệm thu công tác chuẩn bị.

    Tiến hành hạ ống vách cho hố khoan cọc nhồi trên sông

    • Tiến hành lát các tấm tôn có độ dày từ 1,5 -2 cm tại vị trí cần thi công cho máy cầu.
    • Tiến hành xác định vị trí đặt ống vách.
    • Dùng máy để tiến hành hạ ống vách tạm thời. Cao độ các ống vách tạm thời so với mặt bằng thi công thường là 30 -50 cm

    Tiến hành tạo lỗ khoan cọc nhồi trên sông 

    • Chuẩn bị dung dịch khoan bentonite.
    • Tiến hành tạo lỗ khoan trong môi trường Bentonite.
    • Theo dõi điều kiện địa chất trong hố khoan cứ 2m độ sâu lấy 1 mẫu. Đồng thời luộc theo dõi độ thẳng đứng của hố khoan.
    • Trong quá trình khoan cần kiểm tra dung dịch Bentonite về độ nhớt, tỷ lệ cát, độ pH và tỷ trọng.

    Vệ sinh hố khoan trước khi tiến hành hạ lồng thép

    • Sau khi độ sâu hố khoan đạt đệt kích thước cho phép, tiến hành dừng lại 15-20 phút sau dùng gàu làm sạch đáy của hố khoan.
    • Dùng ống thổi có đường kính Φ60 dày 3mm đặt cách đáy hố từ 50 -60 cm để vệ sinh mùn dưới hố. Sau đó dùng hơi tiến hành ép thổi rửa hố khoan và bổ sung vữa Bentonite mới bằng phương pháp tuần hoàn ngược.
    • Kiểm tra lại độ lắng đọng cát, tỷ trọng, độ nhớt và độ pH của Bentonite.
    • Khi các chỉ tiêu này đạt thì nghiệm thu hố khoan.

    Hạ lồng thép, lắp đặt ống siêu âm

    • Cho đặt các lồng thép và ống siêu âm xuống lỗ khoan.
    • Ống siêu âm được bị kín và được đưa xuống đáy cọc theo thiết kế sẵn. 
    • Ống siêu âm được nối măng sông, tránh rò rỉ nước xi măng vào ống làm tắc ống. 
    • Trong quá trình lắp đặt đảm bảo sự đồng tâm.
    • Ống được đặt cao hơn mặt đất 0,2m.
    • Ống siêu âm để kiểm tra mũi cọc thì được đặt cách mũi 1,0m.
    • Ống siêu âm được bơm đầy nước sạch và bịt kín đầu phía trên sau khi thi công xong cọc;
    • Lồng thép được cố định vào đỉnh của ống vách bằng thép Φ22.

    Lắp đặt ống đổ bê tông

    • Lắp ống đổ bê tông vào hố khoan. Ống đổ thường có đường kính là 273mm được chế tạo trong các nhà máy.
    • Ống đổ được đặt cách đáy của hố là 20cm.
    • Ông phải đảm bảo độ thẳng đứng và kín.

    Đổ bê tông trong quy trinh thi công khoan cọc nhồi trên sông 

    • Đầu tiên chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác đổ bê tông.
    • Thông thường đổ cọc nhồi sử dụng bê tông tươi thương phẩm tại các trạm trộn.
    • Treo quả cầu đổ bê tông bằng xốp vào miệng ống đổ bằng dây theo có bề dày 3mm.
    • Quả cầu phải được đặt thăng bằng trong các ống dẫn cách vị trí dưới cổ phễu từ 20 -40cm đồng thời phải tiếp xúc kín với thành dẫn của ống đổ bê tông.
    • Tiến hành đổ rót bê tông dần vào cạnh phễu, tuyệt đối không nên đổ trực tiếp lên quả cầu tránh lật cầu.
    • Khi phễu được đổ đầy bê tông, thả sợi dây thép giự cầu để cho bê tông ép quả cầu xuống dưới. Sau đó tiếp tục đổ bê tông tiếp.
    • Khối lượng bê tông đầu tiên được đổ vào hố cọc thường 10m3.
    • Quá trình đổ thì bê tông thì đảm bảo tốc độ đều tay và liên tục không được làm dịch chuyển lồng thép, tuyệt đối không để bê tông phân tầng.
    • Trong quá trình đổ bê tông thì đáy của ống đổ luôn phải đảm bảo ngập bê tông hoặc ít nhất là 2m không nhiều quá 5m.
    • Tiến hành kiểm tra độ dân của khối bê tông trong lòng cọc sau khi đổ mỗi xe. Ghi vào sổ vẽ về đường cong đổ bê tông.
    • Đổ bê tông thì khối lượng thực tế so với kích thước của lỗ không vượt quá 20% theo lý thuyết. Nếu tổn thất lớn so với dự kiến phải tiến hành kiểm tra các biện pháp giữ thành của hố khoan.
    • Tiến hành lấy mẫu bê tông trong quá trình đổ.  Tổ hợp mẫu thường lấy là 3 (9 viên) ở phần đầu cọc, ở giữa và đỉnh. Các mẫu thường có kích thước hình trụ (15x30cm).
    • Cao độ của lớp bê tông thường cao hơn 1 đến 2 m so với thiết kế loại trừ phần bê tông xấu ở phần cọc.
    • Rút ống vách tạm thời sau 15-20 phút khi đổ bê tông xong.

    Nghiệm thu cọc khoan nhồi

    • Tiến hành nén mẫu ở tuổi 7 ngày và 28 ngày sau khi đổ.
    • Đặt máy siêu âm để kiểm tra chất lượng bê tông đổ của cọc.
    • Khoan lấy lõi và kiểm tra thông số chiều mùn đáy cọc.
    • Thử động biến dạng lớn trong khoan cọc nhồi (PDA)

    Trên đây là các bước trong quy trình thi công  khoan cọc nhồi trên sông cho bạn đọc tham khảo. Công ty TNHH Xử Lý Nền Móng Thăng Long cung cấp các dịch vụ về khoan cọc nhồi, khoan khảo sát địa chất , xử lý nền móng. Chúng tôi đảm bảo chất lượng các công trình cho quý khách hàng một cách tốt nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ.

    Công ty TNHH Xử Lý Nền Móng Thăng Long

    Địa chỉ: Số 125 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

    Điện thoại: 0974111186

    Email: xulynenmongthanglong@gmail.co



    CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
    Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
    Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
    Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
    Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
    Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
    Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
    Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
    Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
    Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
    Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
    Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
    Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
    Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com

    Góc chia sẻ - Thông tin hữu ích về cọc nhồi trong xây dựng
    Cọc nhồi trong xây dựng có vai trò như thế nào? Ưu điểm của cọc nhồi là gì? Các phân loại cọc khoan nhồi trong xây dựng là gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
    Mũi khoan cọc nhồi giá bao nhiêu?
    Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mang đến cho con người nhiều loại máy móc giúp giải phóng sức lao động và khiến công việc trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Máy khoan cọc nhồi là một trong những phát minh hữu ích được ứng dụng nhiều trong thi công công trình hiện nay. Vậy mũi khoan cọc nhồi giá bao nhiêu, ưu nhược điểm của sản phẩm là gì? Cùng tham khảo các thông tin trong bài viết này bạn nhé.
    Cọc khoan nhồi bored pile – Điểm danh các loại cọc khoan nhồi được ưa chuộng hiện nay
    Cọc khoan nhồi có tên tiếng Anh là bored pile là biện pháp thi công móng cọc áp dụng rộng rãi hiện nay tại mọi công trình có quy mô lớn nhỏ. Quá trình thi công ép cọc khoan nhồi đòi hỏi nhiều kỹ thuật và cần chọn đúng loại cọc sao cho phù hợp với mục đích của công trình. Công trình của bạn nên sử dụng cọc khoan nhồi D300, cọc khoan nhồi D400, cọc khoan nhồi D800 hay cọc khoan nhồi D1500? Cùng tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé.
    Các bước làm cọc nhồi chuẩn nhất hiện nay
    Làm cọc nhồi là bước rất quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Cọc nhồi là loại cọc làm móng sâu rất thịnh hành trong nhiều năm trở lại đây với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy các bước làm cọc như thế nào, ưu nhược điểm ra sao?
    Khoan cọc nhồi khô và những lưu ý cần nắm rõ khi thi công
    Khoan cọc nhồi khô là biện pháp thi công cọc nhồi khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong trường hợp đất đá ở trên mực nước. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và các biện pháp thi công và những sự cố có thể xảy ra khi khoan cọc nhồi. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
    Khoan cọc nhồi gặp đá phải làm sao? Những sự cố thường gặp khoan cọc
    Khoan cọc nhồi gặp đá là một trong những tình huống thường gặp khi khoan cọc. Ngoài ra, trong quá trình khoan còn có thể gặp nhiều sự cố không mong muốn khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách xử lý các sự cố này trong bài viết dưới đây bạn nhé.
    Zalo

    0974111186