Khoan khảo sát địa chất trong tiếng anh là gì ?

14/10/2023

Mục lục bài viết
     

    Khoan khảo sát địa chất công trình là một thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong các dự án xây dựng, là một nhiệm vụ quan trọng, đầu tiên khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó

    Khoan khảo sát thăm dò địa chất là thuật ngữ chuyên ngành về ngành xây dựng thế giới. Chính vì vậy, trong các văn bản soạn thảo về hợp đồng xây dựng thuật ngữ này luôn xuất hiện là một điều tất yếu

    Đối với các hợp đồng quan trọng mang tầm vóc quốc tế thì hợp đồng xây dựng được soạn thảo bằng ngôn ngữ của các bên tham gia. Khoan khảo sát địa chất công trình tiếng anh là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây

     

    • Khoan khảo sát địa chất công trình ( The process of boring engineering geology investigations) là công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình địa chất khu vực tại điểm triển khai xây dựng. Nhiệm vụ này nhằm xác định tính chất, cấu lớp đất nền, nước ngầm, biến động địa chất để đưa ra phương hướng thi công hợp lý

    • Khoan đập (Percussion drilling method): Đây phương pháp khoan bằng mũi khoan dạng ống có van được dùng để khoan vào các địa tầng là đất rời (cát, sỏi, cuội) và đập vét lỗ khoan sau khi đã khoan và lấy mẫu thí nghiệm hoàn chỉnh. 

    • Khoan ép (Drilling by means of force): phương pháp khoan bằng ống mẫu có van hay mũi khoan hom. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để khoan các tầng đất dính ở trạng thái dẻo chảy, nhiều bùn hoặc trong trường hợp không thể lấy mẫu thí nghiệm bằng cách phương pháp khoan khác

    • Khoan lòng máng, khoan thìa (Hollow drill, drill spoons): phương pháp khoan này sử dụng bộ dụng cụ khoan dạng lòng máng hoặc dạng thìa. Phương pháp khoan này được áp dụng trong trường hợp các lớp đất rời ẩm ướt, đất dính ở trạng thái chảy, bùn và dùng để vét dọn đáy lỗ khoan.

    • Khoan xoay (Rotary drilling): là phương pháp khoan sử dụng các lưỡi khoan có dạng hình vòng xuyến để khoan vào các lớp đất đá.

    • Khoan xoay bằng mũi khoan guồng xoắn (Rotary screw drill by): phương pháp khoan này sử dụng mũi khoan guồng xoắn. Loại phương pháp này được sử dụng khoan qua các lớp đất dính ở trạng thái từ dẻo mềm đến nửa cứng cấp II đến cấp III.

    • Khoan xoay bằng mũi khoan hợp kim (Rotary Drill with drill alloy): phương pháp khoan xoay sử dụng lưỡi khoan dạng vòng xuyến mà phần tiếp xúc giữa lưỡi khoan với đất đá được gắn hạt hợp kim. Khoan xoay bằng mũi khoan hợp kim thường được dùng để khoan vào các lớp đất đá từ cấp III đến VII.

    • Khoan xoay lấy mẫu bằng ống nòng đôi (Rotary Drill sampling with double lumen tube): phương pháp khoan xoay sử dụng 02 bộ lưỡi khoan hợp kim quay độc lập với nhau được gắn đồng trục vào 1 bộ dụng cụ khoan. Phương pháp này thường được dùng để khoan vào các lớp đất đá từ cấp III đến VII và khó lấy mẫu.

    • Ống mẫu (Sample tube): ống thép tròn hai đầu có ren để nối với lưỡi (mũi) khoan và đầu nối tiếp (hay ống mùn khoan nếu có).

     

    Công tác khoan thăm dò địa chất công trình bao gồm các bước cơ bản dưới đây. Các quy trình được tiến hành xen kẽ một cách hợp lý để đảm bảo tiến độ công trình thực thi một cách nhanh chóng. 

    • Tiếp nhận nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật và triển khai công tác khoan. 

    • Thực hiện các công tác chuẩn bị trước khi khoan

    • Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan

    • Tiến hành lắp ráp thiết bị máy khoan, xây nền khoan và cho chạy thử máy

    • Tiến hành khoan thăm dò, thu thập tài liệu, mẫu thí nghiệm

    • Chuyển các mẫu đến nơi quy định một cách nguyên vẹn, có chữ ký bên giao và bên nhận

    • Kết thúc quá trình, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ khoan mới

    • Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò địa chất công trình

    • Tổ chức nghiệm thu công tác thăm dò ngoài hiện trường

    • Bàn giao hồ sơ cho chủ đầu tư

     

    • Xác định sự phân bố của các lớp đất đá theo chiều rộng và chiều sâu trong khu vực.

    • Thu thập, xác định được các chỉ tiêu cơ lý của đất nền, tính đồng nhất, độ bền của đất tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm, làm sáng tỏ mặt cắt kỹ thuật, sức chịu tải của các lớp đất trong khu vực khảo sát để từ đó người thiết kế có số liệu thiết kế, lựa chọn giải pháp móng, kích thước móng và độ sâu chôn móng an toàn và hợp lý cho từng hạng mục công trình có tải trọng khác nhau.

    • Xác định đặc điểm nước ngầm trong khu vực khảo sát ảnh hưởng đến điều kiện thi công.

    • Các hiện tượng địa chất khác có thể xảy ra trong khi thi công và quá trình sử dụng công trình.

     

    • Đơn vị thi công phải có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm trong việc khoan khảo sát địa chất công trình

    • Nhà thầu đã có kinh nghiệm, đã tham gia các dự án khảo sát địa chất của các công trình trước đó

    Công ty TNHH xử lý nền móng Thăng Long đã có nhiều năm kinh nghiêm trong việc triển khai các dự án khoan khảo sát địa chất lớn nhỏ trong phạm vi cả nước. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, đội thợ lành nghề cùng với máy móc hiện đại, tiên tiến được sử dụng vào quy trình xây dựng chắc chắn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. 

    Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ xử lý nền móng chuyên nghiệp như: Ép cọc bê tông, ép cừ, chống văng nhà cho các công trình nhà dân hoặc công trình lớn

    Quý khách hàng cần thi công khoan khảo sát địa chất nói riêng hay các hạng mục xử lý nền móng khác liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0974 111 186 để được tư vấn thi công tốt nhất.



    CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
    Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
    Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
    Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
    Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
    Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
    Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
    Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
    Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
    Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
    Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
    Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
    Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
    Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com

    Kích thước đài móng cọc: Tiêu chuẩn thiết kế & Các lưu ý khi thi công
    Kích thước đài móng cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Khi được tính toán hợp lý, nền móng không chỉ có khả năng chịu lực tốt mà còn giúp tối ưu chi phí thi công. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
    Khoảng cách tim cọc đến mép đài: Các tiêu chuẩn & Thông tin liên quan
    Nếu khoảng cách từ tim cọc đến mép đài không được tính toán hợp lý, công trình có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ, sụt lún do nền móng không đủ khả năng chịu lực. Vì vậy, các kỹ sư xây dựng cần hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
    Hộp nối cọc bê tông: Giải pháp tối ưu cho công trình bền vững
    Nhờ khả năng kết nối nhanh và dễ thi công, hộp nối cọc bê tông được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình dân dụng công nghiệp,... Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
    Giải đáp thắc mắc: Số lượng mối nối cọc trong thi công xây dựng?
    Nối cọc là giải pháp tối ưu để đạt được độ sâu tiêu chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, số lượng mối nối cọc bao nhiêu là đủ để đảm bảo độ bền và sự ổn định cho móng? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
    Tiêu chuẩn nối cọc trong xây dựng: Lý do & Các phương pháp thực hiện
    Nối cọc bê tông đúng tiêu chuẩn là yếu tố then chốt giúp cọc đạt độ sâu thiết kế và đảm bảo an toàn công trình. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định và kỹ thuật kết nối các cọc trong xây dựng.
    Tim cọc là gì? Vai trò, phương pháp và quy trình định vị tim cọc
    Tim cọc là yếu tố quan trọng trong xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững và an toàn cho công trình. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết tim cọc là gì, các phương pháp định vị phổ biến cũng như quy trình thực hiện đúng kỹ thuật. Hãy cùng khám phá để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích.
    Zalo

    0974111186