15/05/2025
Nối cọc là phương pháp kết nối hai hay nhiều đoạn cọc bê tông, cọc thép nhằm tăng chiều dài, đảm bảo cọc có đủ khả năng chịu tải và truyền lực từ cấu trúc bên trên xuống dưới nền đất. Đây là công đoạn quan trọng trong thi công nền móng, nhất là tại các công trình có độ sâu móng lớn.
Nối cọc là giải pháp kỹ thuật quan trong giúp giải quyết các khó khăn trong quá trình sản xuất, vận chuyển, thi công,.... Dưới đây là các lý do chính khiến việc ghép các đoạn cọc trở thành lựa chọn tối ưu:
Do giới hạn về kích thước khuôn, các nhà máy sản xuất không thể chế tạo cọc với chiều dài đa dạng theo nhu cầu thực tế. Nếu muốn đáp ứng nhiều loại công trình, họ buộc phải đầu tư thêm khuôn mẫu, làm tăng đáng kể chi phí đầu tư.
Vận chuyển cọc bê tông dài từ nhà máy đến công trường không chỉ tốn kém chi phí mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn giao thông, đặc biệt trên các tuyến đường hẹp hoặc khu vực đông dân cư. Hơn nữa, cọc quá dài và nặng sẽ gây khó khăn khi thi công đóng hoặc ép cọc. Vì vậy, giải pháp đúc cọc thành từng đoạn ngắn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển và thi công.
Trong một số trường hợp, lớp đất có khả năng chịu tải tốt nằm ở độ sâu vượt quá chiều dài của cọc đúc sẵn. Hoặc công trình có tải trọng lớn, đòi hỏi cọc móng phải xuyên qua nhiều lớp đất yếu để chạm tới tầng đất cứng. Khi đó, việc nối cọc là giải pháp tối ưu giúp kéo dài cọc, đảm bảo cọc cắm sâu đến lớp đất chịu lực, duy trì sự ổn định và an toàn cho công trình phía trên.
Ngoài ra, việc kết nối các cọc còn được thực hiện do một số nguyên nhân như:
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng và duy nhất về tiêu chuẩn nối cọc trong xây dựng. Các quy định và hướng dẫn thực hiện thường được lồng ghép, đề cập trong nhiều văn bản khác nhau, tiêu biểu nhất là:
Đây là tiêu chuẩn quốc gia về “Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu” do Bộ xây dựng biên soạn. Nội dung tiêu chuẩn có đề cập đến các yêu cầu nối cọc trong quá trình đóng hoặc ép, áp dụng cho cọc bê tông cốt thép và cọc thép. Dưới đây là các thông tin quan trọng cần lưu ý:
- Điều kiện nối các đoạn cọc:
- Yêu cầu về đường hàn mối nối cọc:
Toàn bộ đường hàn mối nối phải đáp ứng quy định của thiết kế chịu lực. Đồng thời không có các khuyết tật sau:
Tiêu chuẩn này không trực tiếp quy định về tiêu chuẩn nối cọc, yêu cầu chất lượng mối nối,... mà tập trung vào việc đảm bảo chất lượng của cọc đúc sẵn. Theo đó, cọc được thiết kế và chế tạo đầu cọc sao cho đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để thực hiện việc nối sau này một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về việc liên kết cọc trong các tài liệu khác như TCVN 9362:2012,...
Nối cọc được áp dụng với hầu hết các loại cọc, đó là:
Các loại cọc bê tông thông dụng áp dụng phương pháp ghép nối (làm ảnh 3 cọc đầu tiên)
Bài viết đã cung cấp thông tin về tiêu chuẩn nối cọc trong xây dựng và các kiến thức cần biết liên quan. Nếu bạn còn câu hỏi hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ với Xây dựng Thăng Long – chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ bạn
CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com
0974111186