11/05/2025
Tim cọc là điểm trung tâm nằm chính giữa mặt cắt ngang của cọc, đóng vai trò làm điểm tham chiếu cơ bản để xác định chính xác vị trí cọc trên thực địa. Thông qua điểm này, toàn bộ tải trọng từ công trình bên trên được truyền xuống cọc và sau đó phân tán vào đất nền bên dưới.
Định vị tim cọc là quá trình xác định tim cọc bằng cách sử dụng các thiết bị, máy móc đo đạc chuyên dụng. Đây không chỉ là bước khởi đầu mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo nền móng vững chắc cho công trình. Do vậy, công đoạn này luôn được thực hiện bởi các chuyên gia, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm.
Định vị tim cọc là điều vô cùng cần thiết trong thi công nền móng công trình bởi các lý do sau:
Định vị tim cọc giúp đội ngũ thi công nắm được vị trí cụ thể của các cọc móng theo đúng bản vẽ kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho thi công. Ngoài ra, công đoạn này còn giúp duy trì khoảng cách giữa các cọc theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo tải trọng phân bố đều.
Tim cọc là trung tâm chịu lực chính, tạo kết cấu vững chắc cho toàn bộ công trình. Nếu định vị sai, sự phân bổ lực không đều, có thể gây ra các sự cố như nghiêng, sụt lún, thậm chí là sụp đổ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của chủ sở hữu.
Định vị đúng tim cọc giảm thiểu tối đa sai sót khi thi công; tránh tình trạng phải nhổ cọc, sửa chữa hoặc làm lại. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và tăng chi phí xây dựng.
Việc xác định chính xác điểm trung tâm của cọc là yêu cầu bắt buộc mà chủ thầu phải thực hiện theo quy định Pháp Luật. Ngoài ra, yếu tố này cũng là cơ sở để nghiệm thu công trình của các cơ quan chức năng.
Trước khi các thiết bị đo đạc chuyên dụng ra đời, người ta thường sử dụng thước, dây dọi, eke và quan sát bằng mắt để xác định tim cọc. Phương pháp này đơn giản, chi phí thấp nhưng kết quả mang tính tương đối, chỉ phù hợp với các công trình nhỏ.
Ngoài ra, tim cọc có thể xác định theo phương pháp giao hội góc bằng cách chọn 2 hoặc 3 điểm mốc cố định quanh khu vực thi công. Sau đó dùng máy kinh vĩ quang cơ hoặc dây dọi hoặc dụng cụ đo góc để xác định giao điểm (chính là tim cọc). Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, phương pháp này được kết hợp với máy toàn đạc điện tử, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả hơn, có thể áp dụng trong nhiều điều kiện địa hình khác nhau.
Các thiết bị đo đạc chuyên dụng dùng để định vị tim cọc được dùng phổ biến hiện nay là:
Nhờ khả năng định vị nhanh, chính xác với độ sai số cực thấp, các thiết bị này trở thành lựa chọn tối ưu cho các dự án quy mô lớn, phức tạp dù chi phí thực hiện và yêu cầu kỹ thuật viên chuyên môn cao.
Trước khi đo đạc, cần dọn sạch khu vực thi công, loại bỏ các vật cản để không gian làm việc thông thoáng. Đồng thời kiểm tra kỹ các yếu tố địa hình & địa chất, đảm bảo nền đất ổn định, không làm ảnh hưởng đến kết quả đo đạc.
Tiến hành nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật để xác định chính xác vị trí của từng tim cọc và các thông số liên quan như kích thước, khoảng cách giữa các cọc,...
Để có kết quả chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Sau khi có kết quả, cần đánh dấu tim cọc trên mặt đất rõ ràng bằng sơn xịt hoặc cọc mốc cho dễ nhận biết, tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công.
Tiến hành kiểm tra và đối chiếu với bản vẽ thiết kế để đảm bảo kết quả chính xác. Nếu kết quả sai sót, cần đo đạc lại để không làm ảnh hưởng đến quá trình thi công sau này. Bước này rất quan trọng, cần có sự xác nhận của các bên liên quan như kỹ sư giám sát, người đo đạc,... để đảm bảo tính khách quan.
Toàn bộ quá trình đo đạc, sửa chữa và các số liệu liên quan được ghi chép chi tiết và lưu trữ cẩn thận. Đây là tư liệu quan trọng phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu và nghiên cứu sau này.
Khi các vị trí tim cọc được xác định là chính xác, có thể bắt đầu thi công ép cọc hoặc đóng cọc. Quá trình thực hiện cần được giám sát chặt chẽ, đảm bảo cọc được đóng đúng vị trí và độ sâu theo yêu cầu.
Kết quả xác định tim cọc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cụ thể như sau:
Để quá trình đo đạc, định vị tim cọc chính xác, bạn cần tuân thủ các lưu ý sau:
Việc tính toán khoảng cách “chuẩn” giữa các tim cọc nhằm là cần thiết để đảm bảo khả năng chịu lực tối ưu cho hệ thống móng cọc. Đồng thời tránh sự cố nghiêng cọc hoặc xô lệch vị trí, làm tốn kém chi phí nhân lực và vật liệu.
Theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05, khoảng cách giữa các tim cọc được quy định như sau:
Trên đây là thông tin chia sẻ về tim cọc là gì, phương pháp định vị tim cọc và các kiến thức liên quan. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích trong bài viết này của chúng tôi
CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com
0974111186