Các phương pháp ép cọc hiện nay, nên sử dụng loại nào?

14/10/2023

Mục lục bài viết
     

    Trên thực tế hiện nay, người ta sử dụng rất nhiều các phương pháp ép cọc bê tông cho công trình nhà dân, nhà phố. Trong bài viết hôm nay hãy cùng công ty TNHH Xử lý nền móng Thăng Long tham khảo chi tiết về các phương pháp ép cọc hiện nay, nên sử dụng loại nào nhé!

    Bạn đang có nhu cầu ép cọc bê tông cho công trình của mình? Bạn đã biết hết về các phương pháp ép cọc hiện nay chưa? Hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết về các phương pháp này và lựa chọn xem nên sử dụng loại nào dưới đây nhé!


    1. Các phương pháp ép cọc hiện nay được sử dụng phổ biến 

    Để đảm bảo thi công phần móng công trình một cách vững chắc, người ta thường áp dụng các phương pháp ép cọc dưới đây:

    1.1. Phương pháp ép cọc Neo



    Phương pháp ép cọc bê tông Neo
     

    Phương pháp ép cọc bê tông Neo hiện đang được áp dụng nhiều nhất trong các công trình hiện đại ngày nay. Phương pháp này có đặc điểm là sử dụng các loại máy thủy lực có lực ép dao động từ 40 tấn cho đến 50 tấn tải trọng. Khi thi công sử dụng 2 loại cọc bê tông chính kích thước là 200x200 và 250x250. Chi phí khi thi công ép cọc Neo được đánh giá là rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy khác và tiết kiệm tối đa thời gian thi công. 

    1.2Phương pháp ép cọc bằng máy tải 



    Thi công ép cọc công ty Thăng Long

    >>> Xem ngay bảng giá gạch lát nền Viglacera mới nhất, ưa chuộng nhất 2022

    Phương pháp ép cọc bằng máy tải là sử dụng nguyên lý máy thủy lực có cục đối trọng làm tải trọng để ép và đóng cọc xuống. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu dành cho các công trình có tải trọng lớn. Loại máy này có ưu điểm là máy tải có lực ép từ 60 tấn đến 120 tấn. Khi thi công sử dụng 5 loại cọc có kích thước: 200x200, 250x250, 300x300, cọc ly tâm D300 và cọc ly tâm D350.  Chi phí ép cọc bằng máy tải sẽ cao hơn nhiều so với dùng máy Neo và việc di chuyển cũng không thuận lợi. Nên phương pháp này chỉ nên dùng cho các công trình có mặt bằng rộng có xe tải lớn vào tận nơi được. 

    1.3. Phương pháp ép cọc bằng máy bán tải 

    Phương pháp ép cọc bằng máy bán tải là loại máy có đối trọng bằng với máy Neo nhưng có thiết kế khác với 6 trụ nẹo. Phương pháp ép cọc này có thể áp dụng cho tất cả các công trình từ lớn đến nhỏ, ngay cả những  khu vực ngõ ngách, chật hẹp vẫn vào được. Máy ép cọc bê tông bán tải thường có lực ép từ 50 tấn đến 60 tấn. Loại cọc bê tông được sử dụng là cọc vuông có kích thước: 200x200, 250x250, 300x300 và cọc ly tâm D300. Phương pháp này có hạn chế là thời gian thi công lâu. Chi phí ở mức trung bình và yêu cầu tải trọng hơn 50 tấn. 

    ​​​​​1.4. Phương pháp ép cọc bằng robot

     



    Ép cọc bằng robot

    >>>>> Tìm hiểu sâu hơn về ép cọc robot tại: Ép cọc bằng robot là gì? Ưu và nhược điểm của ép cọc robot <<<<<

    Phương pháp ép cọc bằng robot là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này chuyên thi công những dự án có khối lượng cọc lớn lên đến hàng vạn mét cọc. Một chiếc máy ép cọc Robot sẽ có lực ép tải trọng bằng thủy lực từ 80 tấn, 150 tấn, 240 tấn, 360 tấn và lên đến 1000 tấn. Ép cọc bê tông bằng Robot có ưu điểm là độ chính xác cao đảm bảo khoảng cách cọc theo đúng thiết kế. Robot sẽ thay thế sức lao động của con người do vậy sẽ tiết kiệm được thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. 
     

    >>>>>>>> Xem ngay: Phương pháp ép cọc bằng Robot <<<<<<<<

     

    Trên đây đều là những phương pháp ép cọc bê tông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các phương pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với mỗi loại công trình xây dựng khác nhau. Tùy theo mục đích xây dựng và tính chất công trình của mình mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp. 

    Đối với các công trình nhà phố, nhà liền kề nên sử dụng phương pháp ép cọc bằng máy Neo và máy bán tải giúp tiết kiệm chi phí hơn. 

    Đối với các công trình xây dựng quy mô lớn như nhà máy, chung cư, Trung tâm thương mại…diện tích rộng số lượng cọc ép nhiều. Nên sử dụng phương pháp ép cọc bê tông bằng máy tải và Robot để đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi xử lý nền móng. 

    Trên đây là những kiến thức chi tiết về các phương pháp ép cọc hiện nay, nên sử dụng loại nào cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn đang có nhu cầu thi công ép cọc bê tông cho công trình của mình. Hãy liên hệ đến số hotline của Công ty TNHH Xử lý nền móng Thăng Long. Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật trình độ cao sẽ tư vấn cho các bạn một cách tận tình nhất.


    >>>>> Xây Dưng Thăng Long - Bảng giá ép cọc bê tông chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu Việt Nam <<<<<



    CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
    Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
    Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
    Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
    Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
    Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
    Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
    Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
    Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
    Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
    Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
    Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
    Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
    Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com

    Chiều cao đài móng cọc: Tối thiểu bao nhiêu để đảm bảo an toàn?
    Trong xây dựng, việc xác định chiều cao đài móng cọc tối thiểu không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà còn trò quyết định đến sự ổn định cho công trình. Nếu không đảm bảo độ cao phù hợp, kết cấu móng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy giảm khả năng chịu lực và phân phối tải trọng. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
    Bố trí thép đài móng cọc: Quy trình chuẩn và các lưu ý quan trọng
    Bố trí thép đài móng cọc là công đoạn quan trọng, yêu cầu sự chính xác cao và tuân thủ theo các nguyên tắc khắt khe. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể gây ra tình trạng nứt gãy, sụt lún gây ảnh hưởng đến công trình. Vậy làm sao để thi công đúng kỹ thuật giúp nền móng vững chắc hơn? Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
    Kích thước đài móng cọc: Tiêu chuẩn thiết kế & Các lưu ý khi thi công
    Kích thước đài móng cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Khi được tính toán hợp lý, nền móng không chỉ có khả năng chịu lực tốt mà còn giúp tối ưu chi phí thi công. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
    Khoảng cách tim cọc đến mép đài: Các tiêu chuẩn & Thông tin liên quan
    Nếu khoảng cách từ tim cọc đến mép đài không được tính toán hợp lý, công trình có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ, sụt lún do nền móng không đủ khả năng chịu lực. Vì vậy, các kỹ sư xây dựng cần hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
    Hộp nối cọc bê tông: Giải pháp tối ưu cho công trình bền vững
    Nhờ khả năng kết nối nhanh và dễ thi công, hộp nối cọc bê tông được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình dân dụng công nghiệp,... Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
    Giải đáp thắc mắc: Số lượng mối nối cọc trong thi công xây dựng?
    Nối cọc là giải pháp tối ưu để đạt được độ sâu tiêu chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, số lượng mối nối cọc bao nhiêu là đủ để đảm bảo độ bền và sự ổn định cho móng? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
    Zalo

    0974111186