Cọc khoan nhồi nhà dân là gì ? Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi

14/10/2023

Mục lục bài viết
     

    Cọc khoan nhồi nhà dân được biết đến là một trong những lựa chọn nhằm đảm bảo tính an toàn cho công trình. Phương pháp là giải pháp móng với nhiều ưu điểm về thiết kế, chất liệu giúp người thiết kế xác định chiều sâu cọc để sức tải nền tương đương với sức chịu tải vật liệu.

    1. Cọc khoan nhồi nhà dân là gì?

    Cọc khoan nhồi là loại móng ứng dụng trong xây dựng phổ biến trong 10 năm trở lại đây. Cọc khoan nhồi nhà dân là loại cọc nhỏ phù hợp với công trình xây nhà ở. Cọc nhồi là loại cọc được thi công tạo lỗ trong lòng đất và sau đó lỗ được lấp đầy bằng bê tông, có thể thêm cốt thép tùy công trình. Việc tạo lỗ này thường được thực hiện bằng phương pháp khoan, đào hay đóng ống.

    Cọc nhồi có đường kính khoảng nhỏ hơn 800mm được coi là cọc nhồi đường kính nhỏ thường được ứng dụng trong làm móng dân dụng. Với thiết kế thi công nhỏ gọn, Cọc nhồi đường kính nhỏ có thể thi công tốt ở những mặt bằng chật hẹp với sức chịu tải cao như các khu nhà phố, nhà hẻm.
     

    coc-khoan-nhoi-nha-dan

    Cọc khoan nhồi nhà dân là gì ? Tại sao phải khoan cọc nhồi 

    2. Ưu điểm của cọc khoan nhồi nhà dân

    Thiết kế thi công nhỏ gọn nên dễ dàng thi công ở điều kiện xây dựng chật hẹp. Với phương pháp này, trong quá trình thi công không bị trồi đất xung quanh hay lún nứt ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh.

    Máy móc và thiết bị tân tiến, thuận tiện sử dụng trong mọi địa hình phức tạp. Cọc khoan có thể đặt ở lớp đất cứng hoặc lớp đá mà các loại cọc khác không thể với tới.

    Tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn so với loại cọc chế sẵn nên sức chịu tải lớn hơn nhiều. Các chuyên gia nhận định khả năng chịu lực của cọc khoan nhồi nhà dân cao hơn 1 đến 2 lần so với công nghệ khác.

    Độ an toàn trong thi công và thiết kế cao với kết cấu thép dài, bê tông đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên tạo thành khối bê tông liền khối tăng khả năng chịu lực và độ bền của móng

    • Chi phí rẻ hơn, giảm được tối đa 30% chi phí xây dựng móng

    • Thời gian thi công nhanh

    • Độ chênh lệch các cọc luôn nằm trong giới hạn cho phép

    • Số lượng cọc ít và bố trí các đài cọc dễ dàng
       

      uu-nhuoc-diem-khoan-coc-nhoi
      Công ty xử lý nền móng Thăng long chuyên thi công khoan cọc nhồi nhà dân 

      >>>>> Đọc thêm: Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi và cọc ép khác nhau như thế nào? <<<<<

    3. Nhược điểm của cọc khoan nhồi nhà dân

    • Yêu cầu kỹ thuật thi công tương đối cao và khá khó kiểm tra chính xác chất lượng bê tông để nhồi vào cọc nên đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật cần giám sát kỹ càng.

    • Môi trường thi công nhiều sình lầy

    • Chiều sâu thi công bị hạn chế trong khoảng 120 đến 150 lần đường kính cọc
       

      coc-nhoi-thang-long
      Ưu nhược điểm của việc thi công khoan cọc nhồi
      >>>>> Tìm hiểu thêm: [Kinh Nghiệm] Thi công khoan cọc nhồi nhà cao tầng phải lưu ý gì? <<<<<

    4. Quy trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân

    4.1 Công tác định vị tìm cọc

    Đội ngũ kỹ thuật căn cứ bản vẽ nhằm triển khai định vị tìm cọc. Với đặc điểm hiện trường thi công nhiều sình lầy nên rất dễ mất dấu định vị các cọc hoặc cũng có thể do thiết bị khoan di chuyển làm lệch dấu. Để tìm lại định vị cọc cần làm theo những bước sau:

    • Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc thành hệ tọa độ khống chế từ trục này sẽ xác định được vị trí tim cọc.

    • Sai số định vị tìm cọc không được vượt quá 5cm

    • Hố khoan và tìm cọc định vị trong quá trình hạ ống cọc. Tìm cọc bằng cách với hai mốc A và B vuông góc đều cách tim cọc khoảng bằng nhau.
       

    4.2 Hạ ống chống Casing

    Ống chống tạm thời dài hơn 2m và được dùng bảo vệ hố khoan ở phần đầu cọc tránh sạt lở đất bề mặt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thi công. Ống chống cần đặt thẳng đứng và kiểm tra kỹ.
     

    4.3 Khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng và kiểm tra độ sâu

    Khoan tạo lỗ cần đảm bảo lỗ khoan không bị lệch và trong quá trình khoan dung dịch khoan đi tuần hoàn từ đáy giếng trồi lên hố nắng và có mang theo một phần mùn khoan nhỏ lên cùng. Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân cần kiểm tra địa tầng để xác định được tính chất đất, đá ở vùng khoan. Đặc điểm địa tầng mô tả ở lý lịch nếu quá sai biệt so với hồ sơ khảo sát ban đầu cần báo cáo cho bên tư vấn thiết kế để giải quyết.Ngoài ra, bạn cần kiểm tra độ sâu của hố khoan để xem đã phù hợp chưa trước khi tiến hành khoan cọc.
     

    4.4 Lấy phôi khoan

    Dùng mũi khoan có nắp thả xuống đáy hố để kéo đất lên.
     

    4.5 Công tác cốt thép và thả ống đổ

    Đội ngũ kỹ thuật căn cứ vào bản thiết kế để kiểm tra cốt thép. Từ đường kính của cột thép đến loại thép đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành đưa vào hố khoan. Sau khi thả ống đổ, hạ lồng sắt cần làm sạch bùn đất còn dính trên và trong vách ngoài của ống.
     

    4.6 Công tác thổi rửa đáy hố khoan

    Đây là một trong những công tác rất quan trọng trong thi công cọc khoan nhồi nhà dân. Sau Khi vét phôi khoan cần thổi rửa đáy hố khoan để loại bỏ lượng mùn khoáng lắng đọng trong hố.
     

    4.7 Đổ bê tông

    Đổ bê tông thường được thực hiện với máy trộn nhỏ sau đó kiểm tra tỷ lệ trộn và độ cấp phối sao cho phù hợp. Bê tông được đổ sau khi kết thúc khâu vệ sinh hố khoan trong thời gian không quá 10 phút. Thời gian đổ bê tông một cọc tốt nhất không quá 5 giờ để đảm bảo độ liên tục và chất lượng bê tông.
     

    4.8 Tháo ống đổ bê tông

    Kỹ thuật viên quan sát cao độ của bê tông dâng lên trong hố khoan và tính khối lượng bê tông từng mer trộn theo đường kính danh định của cọc. Khi nâng ống đổ lên nhồi bê tông phải đảm bảo ống luôn ngập không nhỏ hơn 1,5m trong bê tông. Sau khi kết thúc, tiến hành rút ống casing lên là hoàn tất.

    Với các công trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân cần đảm bảo sự chính xác và nhanh gọn để đảm bảo chất lượng cho móng cọc. Khách hàng cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin dưới đây.

    >>>>> Xem ngay: Bảng giá khoan cọc nhồi GIÁ TỐT NHẤT 2021 <<<<<



    CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
    Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
    Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
    Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
    Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
    Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
    Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
    Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
    Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
    Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
    Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
    Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
    Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
    Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com

    Kích thước đài móng cọc: Tiêu chuẩn thiết kế & Các lưu ý khi thi công
    Kích thước đài móng cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Khi được tính toán hợp lý, nền móng không chỉ có khả năng chịu lực tốt mà còn giúp tối ưu chi phí thi công. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
    Khoảng cách tim cọc đến mép đài: Các tiêu chuẩn & Thông tin liên quan
    Nếu khoảng cách từ tim cọc đến mép đài không được tính toán hợp lý, công trình có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ, sụt lún do nền móng không đủ khả năng chịu lực. Vì vậy, các kỹ sư xây dựng cần hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
    Hộp nối cọc bê tông: Giải pháp tối ưu cho công trình bền vững
    Nhờ khả năng kết nối nhanh và dễ thi công, hộp nối cọc bê tông được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình dân dụng công nghiệp,... Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
    Giải đáp thắc mắc: Số lượng mối nối cọc trong thi công xây dựng?
    Nối cọc là giải pháp tối ưu để đạt được độ sâu tiêu chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, số lượng mối nối cọc bao nhiêu là đủ để đảm bảo độ bền và sự ổn định cho móng? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
    Tiêu chuẩn nối cọc trong xây dựng: Lý do & Các phương pháp thực hiện
    Nối cọc bê tông đúng tiêu chuẩn là yếu tố then chốt giúp cọc đạt độ sâu thiết kế và đảm bảo an toàn công trình. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định và kỹ thuật kết nối các cọc trong xây dựng.
    Tim cọc là gì? Vai trò, phương pháp và quy trình định vị tim cọc
    Tim cọc là yếu tố quan trọng trong xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững và an toàn cho công trình. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết tim cọc là gì, các phương pháp định vị phổ biến cũng như quy trình thực hiện đúng kỹ thuật. Hãy cùng khám phá để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích.
    Zalo

    0974111186