Sự ổn định của bất cứ một công trình nào dù lớn hay nhỏ không chỉ phụ thuộc vào kết cấu mà còn do đặc điểm địa chất. Và để biết được đất đá khu vực xây dựng có tính chất như thế nào thì bắt buộc chúng ta phải tiến hành khoan khảo sát hiện trường. Vậy điều kiện khoan khảo sát địa chất là gì? Khi nào cần khoan khảo sát? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Công ty Xử lý nền móng Thăng Long.
1. Điều kiện khoan khảo sát địa chất cơ bản
Điều kiện khoan khảo sát địa chất là tổng hợp các yếu tố đất đá tự nhiên tại khu vực sẽ tiến hành xây dựng công trình. Về cơ bản, bao gồm 5 yếu tố sau:
1.1. Đặc điểm của các lớp đất đá
Trong số các điều kiện thăm dò địa chất thì đặc điểm của lớp đất đá là quan trọng nhất với tất cả các công trình. Cụ thể ở đây là cường độ chịu lực, độ ổn định, khả năng thẩm thấu, khả năng sạt lở,... Khi càng nghiên cứu kỹ điều này thì sẽ càng giúp chúng ta có thể dự đoán được các biến đổi của đất và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm tàng. Từ đó, đưa ra hướng khắc phục, đảm bảo cho quá trình thi công an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm.
1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo khu vực xây dựng
Trong các điều kiện khoan khảo sát thì địa hình, địa mạo là yếu tố đơn giản nhưng bạn nhất định không thể bỏ qua. Nếu không thực hiện đầy đủ, xem xét mặt bằng kỹ lưỡng thì khả năng cao sẽ dẫn đến tình trạng gặp phải địa chất bất lợi, tốn kém chi phí cho chủ đầu tư.
1.3. Điều kiện địa chất động lực khu vực
Điều kiện khoan khảo sát địa chất động lực khu vực ở đây là các biến động, hiện tượng địa chất như uốn nếp, đứt gãy, động đất, thành phần đất đá thay đổi,... Việc nghiên cứu đầy đủ những điều này sẽ giúp tránh xảy ra các thảm họa công trình ngoài ý muốn.
1.4. Điều kiện vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên
Vật liệu xây dựng bao gồm đá, sỏi, cát,... và khoáng tự nhiên. Yêu cầu cần có phương pháp khai thác theo trữ liệu, kiểu khai thác phù hợp, dựa vào kết cấu công trình để có hướng đầu tư nhân công, máy móc thích hợp.
1.5. Điều kiện địa chất thủy văn
Không chỉ các lớp đất đá mà nước dưới lòng đất tại khu xây dựng công trình cũng cần được kiểm tra kỹ càng. Cụ thể là các mạch nước, tính chất của nguồn nước, quy luật dòng chảy,... Bởi nước dễ làm thay đổi độ bền của đất đá, xói mòn đất cát, ăn mòn vật liệu xây dựng, gây ngập hố móng,... Những công trình gần nguồn nước cần có phương án để tránh các hậu quả về lâu dài, ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình.

Máy khoan khảo sát địa chất mới nhất hiện nay
>>>>> TÌM HIỂU: Tư vấn giám sát khoan khảo sát địa chất công trình xây dựng <<<<<
2. Khi nào cần khoan khảo sát địa chất công trình?
Khi nào cần khoan khảo sát địa chất? Khoan khảo sát địa chất không những ảnh hưởng tới công trình đó mà còn tác động tới các nhà xung quanh. Công tác này cần thực hiện trước khi thiết kế nền móng, nhất là những công trình xây dựng có quy mô lớn, mức độ quan trọng cao và xây tại các khu vực địa chất phức tạp.
2.1. Công trình nhà ở dân dụng
Nhà ở dân dụng có diện tích mặt sàn nhỏ hơn 250m2, 1-2 tầng thì chủ nhà có thể làm khảo sát hay không tùy vào khả năng kinh tế. Còn căn cứ theo thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ. Tại điều 7 (Kiểm tra chất lượng đất nền nơi dự kiến xây dựng nhà ở) khoản 2: Những căn nhà có sàn trên 250m2, 3 tầng trở lên hoặc nhỏ hơn nhưng nằm cách sông lớn khoảng 200m, đất yếu thì chủ nhà phải thuê nhà thầu khảo sát xây dựng có điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 46 và Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐ-CP để thực hiện khảo sát địa chất.
2.2. Công trình tòa nhà cao tầng
Các tòa nhà cao tầng với số tầng lớn hơn 9 bắt buộc phải khoan khảo sát, có đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng và hồ sơ số liệu khảo sát địa chất đính kèm. Công tác khoan áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 9363:2012. Quá trình khoan thăm dò hiện trường nhà cao tầng phức tạp hơn nhiều so với nhà ở dân dụng nên nó chia thành nhiều giai đoạn khác nhau:
- Khảo sát địa chất giai đoạn trước thiết kế cơ sở.
- Khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế cơ sở.
- Khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
- Khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
2.3. Công trình công cộng, công ích
Công trình công cộng, công ích ở đây là trường học, bệnh viện, bến xe, khu đô thị, công viên, bảo tàng, đập thủy điện, khu vui chơi,... Tùy thuộc vào quy mô của từng hạng mục mà sẽ tiến hành khảo sát địa chất:
-
Đối với công trình chung cư, khu đô thị, khu vui chơi, công viên thì yếu tố điều kiện địa hình, đặc điểm địa tầng, địa chất thủy văn lại cần được chú trọng hơn cả.
-
Đối với công trình đê, đập, kè thì yếu tố vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên là quan trọng nhất.
-
Đối với công trình hồ chứa, thủy điện thì yếu tố điều kiện địa hình, cấu tạo đất đá, hiện tượng địa chất động lực khu vực rất quan trọng.
2.4. Công trình công nghiệp, giao thông
Các công trình công nghiệp như nhà xưởng, văn phòng yêu cầu cao về tính vấn đề ổn định, biến dạng lún của nền đất, xói mòn cát, mực nước trong hố móng. Còn với công trình giao thông thì quan trọng về tính ổn định, đường đào, độ trượt dốc, biến dạng của đất.
Là một trong số ít các đơn vị nhận khoan thăm dò hiện trường xây dựng uy tín tại khu vực Hà Nội hiện nay, Công ty Xử lý nền móng Thăng Long đã từng thực hiện rất nhiều dự án lớn trên khắp cả nước. Với thiết bị máy móc hiện đại hàng đầu, đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, giá thành mang tính cạnh tranh cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ ép cọc, ép cừ, chống văng nhà,... chất lượng, giá tốt.

Thăng long chuyên cung cấp các dịch vụ khoan khảo sát
>>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Đơn giá khoan khảo sát địa chất công trình tại Hà Nội (Cập nhật 2020) <<<<<
Bài viết về điều kiện khoan khảo sát địa chất và khi nào cần khoan khảo sát mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ theo số hotline: 0974111186. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý vị mọi lúc, mọi nơi.