[GIẢI ĐÁP NHANH] Khoan khảo sát địa chất công trình là gì?

14/10/2023

Mục lục bài viết
     

    Khoan khảo sát địa chất là gì? Mục đích của việc thực hiện việc thăm dò địa chất trước khi tiến hành xây dựng công trình? Trước khi tiến hành thi công bất cứ hạng mục nào dù là lớn hay nhỏ thì cũng cần khoan khảo sát địa chất nhằm đánh giá sức chịu tải của nền đất, để đưa ra phương án xây dựng phù hợp nhất
     

    1 . Khoan khảo sát địa chất công trình là gì?

    Khoan khảo sát địa chất là gì? Khảo sát địa chất là việc nghiên cứu và đánh giá các thành phần, trạng thái, tính chất vật lý, tính chất cơ học của đất đá nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế xây dựng công trình. Trong số các công tác khảo sát địa chất có việc khoan đất nền. 

    Tất cả các công trình tại khu đô thị, đồng bằng hay vùng núi, vùng đất cát đều phải tiến hành khoan địa chất đảm bảo sự an toàn. Đặc biệt, các hạng mục xây dựng lớn như giao thông thủy lợi, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, tầng hầm, chung cư cao tầng,... thì công tác khoan địa chất, khảo sát địa chất sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

    Vậy cần bao nhiêu hố khoan? Yêu cầu về số lượng hố khoan cho 1 đơn nguyên nhà cao tầng phải từ 3 hố trở lên. Chiều sâu hố phải khoan sâu vào đến lớp đất có khả năng chịu tải tối thiểu là 5m. Theo thí nghiệm tại hiện trường, lớp đất mà cường độ chịu tải tốt có số chùy xuyên tiêu chuẩn SPT lớn hơn 50 búa.

    >>> Xem ngay bảng giá gạch lát nền Viglacera mới nhất, ưa chuộng nhất 2022

    2 . Mục đích của việc khoan khảo sát địa chất công trình

    Đến đây, các bạn đã biết được khoan khảo sát địa chất công trình là gì rồi phải không? Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mục đích của việc thực hiện khoan khảo sát trước khi tiến hành thi công xây dựng. Về cơ bản, nó sẽ bảo gồm các mục đích sau:

    • Khoan các hố để lấy mẫu đất làm thí nghiệm đánh giá chỉ tiêu cơ lý của đất. Trung bình cứ 2 mét đất sẽ lấy một mẫu. 

    • Lấy mẫu nước ngầm trong đất để thí nghiệm đánh giá mức độ thích hợp của môi trường tại khu vực sẽ xây dựng công trình.

    • Thử nghiệm các thông số SPT tại hiện trường. SPT có tên gọi cụ thể là thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn nhằm đo đạc các tính chất địa kỹ thuật của đất. Thường cứ 2 mét đất/ điểm.

    • Xác định các biến đổi của môi trường địa chất, mức độ an toàn của những công trình đang tồn tại. Từ đó, đưa ra các dự phòng cho những tình huống xấu có thể xảy ra.

    • Vẽ bản thiết kế cụ thể, chọn giải pháp làm móng sao cho hợp lý và tiết kiệm. Đồng thời, dự đoán những vấn đề khó khăn có thể phát sinh trong quá trình thi công.

      >>>>> XEM THÊM: Khám phá quy trình khảo sát địa chất chuẩn từ A tới Z năm 2020 <<<<<

    3 . Các hạng mục cần khoan khảo sát địa chất xây dựng

    Khoan khảo sát địa chất là gì? Công việc này được thực hiện tại khu vực nền đất dự kiến sẽ xây dựng các công trình dưới đây.

    • Nhà dân: Nhà ở dân dụng là những căn có dịch tích sàn lớn hơn 250m2, khoảng 3 tầng trở lên. Bởi những ngôi nhà này cũng yêu cầu nền đất phải có sức chịu tải lớn, tránh tình trạng nghiêng lún trong quá trình thi công cũng như xây dựng.

    • Nhà cao tầng: Những tòa nhà chung cư cao tầng bắt buộc có hồ sơ xin phép xây dựng và số liệu cụ thể cho thiết kế phần móng. Với hạng mục này, ngoài các thí nghiệm cơ bản như đã trình bày ở trên thì còn cần thực hiện thí nghiệm UU, CU, CD; thí nghiệm nén cố kết; thí nghiệm nén một trục nở hông; thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông.

    • Nhà xưởng: Nhà xưởng trong các khu công nghiệp muốn khoan thăm dò địa chất phải có hồ sơ xin phép xây dựng. Bên cạnh đó, phía chủ đầu tư cũng cần xin phép ban quản lý khu công nghiệp mới có thể tiến hành khoan hố.

    • Trường học, bệnh viện: Đối với trường hợp xây dựng trường học thì không phân biệt là cao tầng hay thấp tầng đều phải khoan khảo sát địa chất trước khi thi công. Còn bệnh viện sẽ phân theo từng khu vực như văn phòng, khu khám chữa bệnh, khu hồi sức cấp cứu, khu sau hậu phẫu,.... Mỗi khu này sẽ có tối thiểu 3 hố khoan, chiều sâu hố tùy thuộc vào số tầng sẽ xây dựng.

    • Đường giao thông: Khoan dọc theo các tuyến đường chưa được hình thành hoặc sắp được cải tạo mới hoặc ao hồ. Độ sâu khoan nằm trong khoảng 5-30m/hố, cách 500-1000m/hố; tùy vào từng loại đường là đường dân sinh, đường quốc lộ, đường cao tốc,... và mật độ phương tiện giao thông trên đường.

    4 . Địa chỉ nhận khoan khảo sát địa chất uy tín số 1 tại Hà Nội

    Vì là một công việc quan trọng, ảnh hưởng đến độ an toàn, vững chắc của công trình nên các bạn cần chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ khoan địa chất uy tín. Bởi nếu chẳng may chọn phải đơn vị thi công chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ thấp thì khó đảm bảo được việc họ thực hiện đúng kỹ thuật, chất lượng.

    Trên thị trường hiện nay, Công ty Xử lý nền móng Thăng Long đang trở thành cái tên được các chuyên gia xây dựng cũng như khách hàng thường xuyên nhắc đến trong lĩnh vực khoan khảo sát địa chất, ép cọc, ép cừ, chống văng nhà,... Công ty đã có thời gian hoạt động lâu năm, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên và thợ lành nghề, giá dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Chắc chắn, khi lựa chọn dịch vụ khoan thăm dò nền đất tại đây, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về chất lượng cũng như cách phục vụ.

    >>>>> XEM NGAY: Bảng giá khoan khảo sát địa chất uy tin, chuyên nghiệp nhất 2021 <<<<<

     Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về công việc này.
    Mọi thắc mắc và nhu cầu thi công khoan địa chất, xin vui lòng liên hệ với Công ty Xử lý nền móng Thăng Long theo số hotline: 0974.111.186 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.



    CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
    Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
    Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
    Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
    Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
    Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
    Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
    Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
    Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
    Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
    Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
    Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
    Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
    Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com

    Chiều cao đài móng cọc: Tối thiểu bao nhiêu để đảm bảo an toàn?
    Trong xây dựng, việc xác định chiều cao đài móng cọc tối thiểu không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà còn trò quyết định đến sự ổn định cho công trình. Nếu không đảm bảo độ cao phù hợp, kết cấu móng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy giảm khả năng chịu lực và phân phối tải trọng. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
    Bố trí thép đài móng cọc: Quy trình chuẩn và các lưu ý quan trọng
    Bố trí thép đài móng cọc là công đoạn quan trọng, yêu cầu sự chính xác cao và tuân thủ theo các nguyên tắc khắt khe. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể gây ra tình trạng nứt gãy, sụt lún gây ảnh hưởng đến công trình. Vậy làm sao để thi công đúng kỹ thuật giúp nền móng vững chắc hơn? Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
    Kích thước đài móng cọc: Tiêu chuẩn thiết kế & Các lưu ý khi thi công
    Kích thước đài móng cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Khi được tính toán hợp lý, nền móng không chỉ có khả năng chịu lực tốt mà còn giúp tối ưu chi phí thi công. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
    Khoảng cách tim cọc đến mép đài: Các tiêu chuẩn & Thông tin liên quan
    Nếu khoảng cách từ tim cọc đến mép đài không được tính toán hợp lý, công trình có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ, sụt lún do nền móng không đủ khả năng chịu lực. Vì vậy, các kỹ sư xây dựng cần hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
    Hộp nối cọc bê tông: Giải pháp tối ưu cho công trình bền vững
    Nhờ khả năng kết nối nhanh và dễ thi công, hộp nối cọc bê tông được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình dân dụng công nghiệp,... Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
    Giải đáp thắc mắc: Số lượng mối nối cọc trong thi công xây dựng?
    Nối cọc là giải pháp tối ưu để đạt được độ sâu tiêu chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, số lượng mối nối cọc bao nhiêu là đủ để đảm bảo độ bền và sự ổn định cho móng? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
    Zalo

    0974111186