14/10/2023
Các công đoạn khoan khảo sát công trình được được thực hiện theo TCVN 9437:2012 , tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ 22TCN 259-2000. Chính vì vậy, quy trình khoan khảo sát địa chất công trình đều phải đảm bảo các bước cơ bản sau:
Sau khi nhận nhiệm vụ từ chủ đầu tư, các đơn vị thi công cần tiền hành lập hợp đồng và lập kế hoạch triển khai công tác khoan bằng những công việc sau:
Bình đồ bố trí mạng lưới lỗ khoan. Đưa ra tính toán các số liệu và tọa độ của từng lỗ khoan một cách chính xác
Dự kiến độ sâu của lỗ khoan, đưa ra những phương án dự phòng cho những trường hợp có thể xảy ra như ngừng khoan sớm hoặc phải khoan sâu hơn
Đường kính nhỏ nhất của đáy lỗ khoan;
Cần đảm bảo các yêu kỹ thuật trong việc theo dõi địa tầng, theo dõi mực nước trong lỗ khoan, yêu cầu và cách thức lấy mẫu, các thí nghiệm và quan trắc trong lỗ khoan, việc lấp lỗ khoan, và các hướng dẫn để thực hiện các yêu cầu đó
Giao nộp tất cả các tài liệu và loại mẫu liên quan
Đưa ra thời hạn hoàn thành công tác khoan khảo sát công trình
Trước khi bắt đầu khoan thăm dò khảo sát địa chất, các đơn vị cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thiết lập đội thi công, điều động nguồn nhân lực
Tổ chức lực lượng sản xuất, điều động nhân lực theo yêu cầu mới;
Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tất cả các thiết bị, dụng cụ, vật liệu khoan trước khi đưa ra hiện trường. Máy khoan, máy phát lực, máy bơm và các thiết bị khoan khác phải đồng bộ. Các loại ống chống, ống mẫu, ống mùn khoan, cần khoan... phải đảm bảo quy cách về độ cong, độ mòn, độ vặn ren theo yêu cầu.
Giải quyết các thủ tục để triển khai công tác ở hiện trường. Nếu thực thi tại các khu công nghiệp cần phải có giấy phép của Ban quản lý Khu công nghiệm mới được thi công
Tổ chức vận chuyển công nhân và thiết bị đến hiện trường một cách an toàn và nhanh chóng
Vị trí lỗ khoan phải đảm bảo đúng tọa độ đã được khảo sát, quy định trọng phương án thăm dò trước đó.
Trong trường hợp, các đơn vị thi công không thể thực hiện được vị trí đã được định và không có quy định đặc biệt thì cho phép dịch lỗ khoan trong khoảng 0,5-1,0 m tính từ vị trí lỗ khoan đã được xác định
Sau khi xác định được vị trí lỗ khoan thì công việc tiếp theo là xác định cao độ miệng lỗ khoan. Dựa vào các cọc mốc cao độ hoặc các cọc định vị có cao độ của công trình để tìm cao độ miệng lỗ khoan
Sử dụng máy máy trắc địa chuyên dụng để đo cao độ miệng lỗ khoan nhằm đảm bảo số liệu đo một cách chính xác nhất và các sai số ở mức cho phép không được vượt quá ±30 (mm), với L là khoảng cách từ mốc cao độ tới lỗ khoan, tính bằng km.
Khi đã có phương pháp khoan, chúng ta có thể tiến hành khoan thăm dò địa chất. Trong quá trình khoan phải được theo dõi, ghi nhật ký đầy đủ, trung thực về tình hình khoan, tình trạng địa chất, đặc điểm mẫu đất, đá, nước
Sau khi đánh giá hiện trạng địa tầng cần thi công, đã đủ điều kiện khoan thì khoan xong để ổn định 24h để đo mực nước ngầm trong hố khoan
Những mẫu thu được trong quá trình khoan khảo sát địa chất sẽ được đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra, nghiên cứu, đối chất nhằm đưa ra những phương hướng hợp lý nhất
Các mẫu đưa về đảm bảo nguyên vẹn và được để ở nơi khô ráo thoáng mát trong môi trường không bị oxi hóa. Bên cạnh đó phải có biên bản ký nhận giữa bên giao và bên nhận mẫu vật
Công việc này đòi hỏi tiến hành một cách nhanh chóng và triệt để. Sau khi hoàn thành khoan thăm dò địa tầng cần có một đội kỹ thuật nghiệm thu, giám sát công trình để phân bố các công việc cho công nhân như lấp lỗ khoan, tháo dọn dụng cụ máy móc và vận chuyển đến vị trí mới
Tất cả các lỗ khoan sau khi đã được nghiệm thu, đều được lấp hoàn lại nhằm giữ nguyên hoặc hạn chế tối đa nhất các biến đổi về tính chất và trạng thái của địa tầng. Không ảnh hưởng tới đời sống kinh tế, sinh hoạt của nhân dân địa phương
Hồ sơ khoan khảo sát địa chất công trình được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn TCVN 9363-2012.
Việc lập hồ sơ báo cáo khoan khảo sát địa chất công trình phải được trình bày đúng với bố cục quy định bao gồm các phần: Mở đầu; Phương án khảo sát; Điều kiện địa kỹ thuật của đất nền; Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình; Kết luận chung và kiến nghị; Phần phụ lục
Hồ sơ khoan khảo sát địa chất thường được lập thành 5 bản giao nộp Chủ đầu tư.
Đây là giai đoạn kết thúc quy trình khảo sát địa chất công trình. Sau khi hoàn thành, hồ sơ cùng với các chứng chỉ pháp lý của công ty sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư để chủ đầu tư sử dụng cho việc xin giấy phép thi công.
Khi các công việc trên được hoàn thành thì nhà thầu và chủ đầu tư sẽ tiền hành ký kết thanh lý hợp đồng
Trên đây là các bước khoan khảo sát địa chất. Tất cả các công trình dù lớn hay nhỏ cũng phải thể hiện theo trình tự các bước cơ bản nêu trên. Tùy theo quy mô và khối lượng công việc mà thời gian thực hiện khoan khảo sát địa chất nhanh hay chậm
>>>>> ĐỌC THÊM: [GIẢI ĐÁP NHANH] Khoan khảo sát địa chất công trình là gì? <<<<<
CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com
0974111186