Top 4+ phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình phổ biến

14/10/2023

Mục lục bài viết
     
    Có những phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình nào? Với công nghệ kỹ thuật phát triển, hiện có nhiều cách khoan hố để thăm dò đất nền tại các khu vực xây dựng. Nhưng được sử dụng phổ biến là 4 phương pháp khoan xoay, khoan ép, khoan đập, khoan lòng máng. Mỗi cách lại có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng đặc điểm địa chất khác nhau.
     

    1. Tìm hiểu chung về công tác khoan khảo sát địa chất công trình

    Công tác khoan được sử dụng ở gần như tất cả các loại hình khảo sát địa chất công trình. Nó có thể được tiến hành trong mọi điều kiện như khoan trên cạn, khoan dưới nước, khoan ở nền đất chứa nước vẫn cho ra những số liệu chính xác.
     

    1.1. Mục đích của công tác khoan thăm dò:

    Các phương pháp khoan khảo sát địa chất tạo ra những hố khoan được sử dụng làm cọc nhồi, khoan dẫn. Những hố này giúp giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau:

    • Thăm dò vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên.

    • Nghiên cứu đặc điểm, cấu tạo của lớp đất đá tại khu vực sẽ xây dựng. 

    • Phát hiện các dấu hiệu kiến tạo như thế nằm, đứt gãy, dập vỡ của đất đá.

    • Nghiên cứu các hiện tượng địa chất như trượt, cacxtơ, phong hóa.

    • Lấy mẫu đất thí nghiệm ngoài trời để xác định các tính chất cơ lý của đất đá.

      >>> Xem ngay bảng giá gạch lát nền Viglacera mới nhất, ưa chuộng nhất 2022

      Khoan khảo sát địa chất công trình có mục đích gì?
      Khoan khảo sát địa chất công trình có mục đích gì?


      >>>>> ĐỌC THÊM: Điều kiện khoan khảo sát công trình cập nhập mới nhất (T8/2020) <<<<<

    1.2. Kích thước, chiều sâu hố khoan

    Kích thước và chiều sâu của hố khoan là bao nhiêu? Tùy thuộc và từng hạng mục xây dựng là nhà ở, khu công nghiệp, đường xá, nhà xưởng,... mà kích thước cũng như chiều sâu của hố không giống nhau.

    • Kích thước hố: Trong khảo sát địa chất thông thường sẽ sử dụng các hố khoan thăm dò có đường kính nằm trong khoảng từ 36mm đến 156mm. Đặc biệt, có những trường hợp đặc biệt thì đường kính hố có thể lớn trên 600mm, thậm chí tới 1500mm. 

    • Chiều sâu hố: Theo quy định, yêu cầu chiều sâu hố khoan sẽ theo đặc điểm địa chất, quy mô và mức độ của công trình xây dựng. Người ta quy ước gọi hố có độ sâu dưới 10m là hố khoan nông, sâu 10m đến 30m là hố trung bình, sâu từ 30m đến 100m là hố sâu và trên 100m là hố khoan rất sâu.

    1.3. Quy trình khoan khảo sát địa chất

    Về cơ bản, công tác khoan thăm dò đất nền cho bất cứ một công trình nào cũng bao gồm 9 bước dưới đây. Lưu ý, các bước này có thể tiến hành xen kẽ sao cho hợp lý để hoàn thành việc khoan nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo kỹ thuật.

    1. Tiếp nhận yêu cầu, lập phương án kỹ thuật và triển khai khoan khảo sát.

    2. Chuẩn bị các công tác trước khi tiến hành khoan.

    3. Xác định chuẩn vị trí và cao độ miệng lỗ khoan.

    4. Làm nền khoan, lắp ráp thiết bị khoan và chạy thử máy.

    5. Bắt đầu khoan hố, ghi chép các tài liệu địa chất và lấy mẫu để làm thí nghiệm.

    6. Giao các mẫu đất đá lấy được đến nơi quy định.

    7. Lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường và di chuyển sang lỗ khoan mới.

    8. Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình.

    9. Tổ chức nghiệm thu công tác khảo sát ngoài hiện trường xây dựng.


    Khoan khảo sát địa chất công trình bằng máy

    Khoan khảo sát địa chất công trình bằng máy
    >>>>> TÌM HIỂU: Khoảng cách, chiều sâu và số lượng khoan khảo sát địa chất CHUẨN <<<<<

    2. Các phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình

    Như đã trình bày ở trên đầu bài viết, các phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình được ứng dụng rộng rãi hiện nay gồm có khoan xoay, khoan đập, khoan ép và khoan lòng máng. Khi lựa chọn cách khoan bạn cần phải đảm bảo được các yêu cầu:

    • Phát hiện chính xác đặc điểm của lớp đất đá, lấy chuẩn các mẫu theo yêu cầu để làm thí nghiệm.

    • Thực hiện thí nghiệm trong lỗ khoan chính xác, đầy đủ để đưa ra các số liệu cụ thể.

    • Năng suất khoan cao, tiến độ nhanh chóng, vật tư hao phí ít để tiết kiệm chi phí.

    • Kỹ thuật khoan đúng yêu cầu, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cho các thợ khoan.
       

    2.1. Phương pháp khoan đập

    Khoan đập là dùng mũi dạng ống có van để khoan vào các địa tầng là cát, sỏi, cuội,... và đập vét lỗ khoan lấy đúng mẫu thí nghiệm. Trong quá trình khoan, nếu gặp các địa tầng cuội lớn, đất hòn lớn, đá tảng lớn hơn miệng mũi khoan ống có van thì phải dùng các choòng khoan phá. Chỉ như vậy mới có thể phá vụn và chèn dạt đá sang thành lỗ, để dùng ống mẫu có van đập vét lỗ. Hoặc bắt buộc phải chọn phương án khoan hố khảo sát khác phù hợp hơn.

    Quá tình thi công khoan khảo sát địa chất công trình
    Quá tình thi công khoan khảo sát địa chất công trình
     

    2.2. Phương pháp khoan lòng máng, khoan thìa

    Khoan lòng máng, khoan thìa là phương pháp khoan khảo sát địa chất sử dụng bộ dụng cụ khoan dạng lòng máng hoặc dạng thìa để khoan hố thăm dò đất nền xây dựng và vét dọn đáy lỗ khoan. Cách này thích hợp cho các khu vực có lớp đất rời ẩm ướt, đất dính ở trạng thái dễ chảy, dạng bùn.
     

    2.3. Phương pháp khoan ép 

    Khoan ép dùng loại ống mẫu có van hoặc mũi khoan hom để khoan các tầng đất dính ở trạng thái chảy, bùn. Phương pháp này giúp lấy mẫu đất đá phục vụ cho việc tiến hành thí nghiệm, khi không thể lấy được mẫu bằng những loại mũi khoan khác. Nếu bạn đang tiến hành thăm dò địa chất tại các khu vực đất nhiều nước thì nên áp dụng cách khoan ép.
     

    2.4. Phương pháp khoan xoay

    Khoan xoay được áp dụng rất nhiều tại các hiện trường xây dựng trong những năm gần đây. Nó có thể thực hiện theo nhiều công nghệ như khoan guồng xoắn, khoan hợp kim, khoan ống nòng đôi. Trong đó:

    • Khoan xoay bằng mũi hợp kim thường được dùng để khoan vào các lớp đất đá cứng từ cấp III đến cấp VII.

    • Khoan xoay bằng mũi guồng xoắn chủ yếu được ứng dụng khi cần khoan các lớp đất dính ở trạng thái dẻo, nửa cứng cấp II, cấp III.

    • Khoan xoay bằng ống nòng đôi là 1 bộ dụng cụ khoan sử dụng 2 bộ lưỡi khoan hợp kim quay độc lập với nhau gắn vào đồng trục. Cách này thích hợp để khoan tại các khu có lớp các lớp đất đá khó lấy mẫu, cứng từ cấp III đến cấp VII.

    Tại Công ty TNHH Xử lý nền móng Thăng Long có ứng dụng đầy đủ các phương pháp khoan khảo sát địa chất công trình kể trên, đáp ứng mọi yêu cầu thăm dò hiện trường xây dựng mà khách hàng đưa ra. Cam kết thực hiện khoan đúng kỹ thuật, tiến độ công việc nhanh, chi phí tiết kiệm. Bằng kinh nghiệm, sự tận tâm cùng đội ngũ nhân viên trình độ cao, thiết bị hiện đại; công ty chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng. 

    >>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Bảng giá dịch vụ khoan khảo sát - Chiết khấu cao - Uy tín, chuyên nghiệp <<<<<



    CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
    Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
    Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
    Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
    Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
    Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
    Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
    Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
    Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
    Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
    Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
    Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
    Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
    Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com

    Chiều cao đài móng cọc: Tối thiểu bao nhiêu để đảm bảo an toàn?
    Trong xây dựng, việc xác định chiều cao đài móng cọc tối thiểu không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà còn trò quyết định đến sự ổn định cho công trình. Nếu không đảm bảo độ cao phù hợp, kết cấu móng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy giảm khả năng chịu lực và phân phối tải trọng. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
    Bố trí thép đài móng cọc: Quy trình chuẩn và các lưu ý quan trọng
    Bố trí thép đài móng cọc là công đoạn quan trọng, yêu cầu sự chính xác cao và tuân thủ theo các nguyên tắc khắt khe. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể gây ra tình trạng nứt gãy, sụt lún gây ảnh hưởng đến công trình. Vậy làm sao để thi công đúng kỹ thuật giúp nền móng vững chắc hơn? Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
    Kích thước đài móng cọc: Tiêu chuẩn thiết kế & Các lưu ý khi thi công
    Kích thước đài móng cọc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình. Khi được tính toán hợp lý, nền móng không chỉ có khả năng chịu lực tốt mà còn giúp tối ưu chi phí thi công. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
    Khoảng cách tim cọc đến mép đài: Các tiêu chuẩn & Thông tin liên quan
    Nếu khoảng cách từ tim cọc đến mép đài không được tính toán hợp lý, công trình có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ, sụt lún do nền móng không đủ khả năng chịu lực. Vì vậy, các kỹ sư xây dựng cần hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.
    Hộp nối cọc bê tông: Giải pháp tối ưu cho công trình bền vững
    Nhờ khả năng kết nối nhanh và dễ thi công, hộp nối cọc bê tông được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình dân dụng công nghiệp,... Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Hãy cùng Xây dựng Thăng Long khám phá chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
    Giải đáp thắc mắc: Số lượng mối nối cọc trong thi công xây dựng?
    Nối cọc là giải pháp tối ưu để đạt được độ sâu tiêu chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, số lượng mối nối cọc bao nhiêu là đủ để đảm bảo độ bền và sự ổn định cho móng? Câu trả lời chi tiết sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
    Zalo

    0974111186